Blog cung cấp thông tin cần thiết cho chuyến du lịch của mọi người

https://vivuvietnam.vn


Cách nói chuyện với người đồng bào khi đi du lịch các vùng miền

Cách nói chuyện với người đồng bào khi đi du lịch giúp bạn hiểu được các phong tục, tập quán mỗi vùng miền. Cùng tìm hiểu về cách nói chuyện với người dân địa phương ngay nhé. 
Việt Nam ta có 53 dân tộc thiểu số, mỗi dân tộc dù số dân có ít đến đâu thì từng dân tộc cũng đều có bản sắc văn hóa riêng. Điều đó góp phần làm nên sự phong phú, đa dạng trong tính thống nhất của nền văn hóa Việt Nam. Nếu bạn là người yêu thích du lịch và khám phá các đặc sản, văn hóa mỗi vùng miền, hãy xem cách nói chuyện với người đồng bào khi đi du lịch tại các vùng miền nhé. 
Để nói chuyện với những người đồng bào khi đi du lịch cần có những hiểu biết cơ bản. Tìm hiểu và luôn tôn trọng những phong tục tập quán của các dân tộc là điều mà chúng ta cần biết trước khi tiếp xúc với người dân. Điều cơ bản nếu bạn cũng không nắm được chắc chắn cách nói chuyện với người đồng bào thì khi đi du lịch sẽ dễ gây hiểu lầm không đáng có.

Các thuật ngữ cơ bản để nói chuyện với người đồng bào khi đi du lịch

Bạn cần tìm hiểu về một số thuật ngữ thường dùng trong giao tiếp với dân tộc. Cần biết một số tên cơ bản của các dân tộc để có thể biết họ thuộc người dân nào để dễ dàng tìm hiểu về dân tộc đó. 

Ví dụ như: dân tộc Hoa được gọi là dân tộc Xạ Phang, dân tộc Hán… dân tộc Chứt được gọi là dân tộc Rục, dân tộc Mã Liềng, dân tộc Sách; dân tộc Dao sẽ gọi là dân tộc Mán; dân tộc Khơ Mú chính gọi là dân tộc Xá, dân tộc Chăm được gọi là dân tộc Chàm… cách gọi trên dùng để nghiên cứu các dân tộc khi bạn tìm hiểu. 

Theo thông số thống kê, nước ta có 54 dân tộc trừ dân tộc Kinh chiếm đa số. Còn dân số của 53 dân tộc còn lại chỉ chiếm tỷ lệ 13,8% của cả nước. 

Sau khi biết sẽ nói chuyện với dân tộc nào, bạn có thể tìm hiểu về các lễ nghi, cách nói chuyện với người đồng bào khi đi du lịch lần đầu. Bạn cần phải nắm được các nghi lễ đơn giản khi mới đến nhà dân để tạo thiện cảm ngay lần đầu gặp mặt. Điều này sẽ có lợi hơn để bạn dễ dàng nói chuyện với người đồng bào khi đi du lịch.

Chú ý một số lễ nghi đi mới đến nhà người dân

Khi bạn bắt đầu vào đến làng, vào bản, vào nhà dân nếu trên đường vào ở cổng bản hay cổng nhà thấy có cắm lá xanh hoặc cọc dấu thì không nên vào ngay. Điều này là vì dân bản hoặc chủ nhà đang kiêng người lạ.

Khi vào nhà dân, nếu thấy dân ở nhà sàn mà nhà lại có hai cầu thang thì cần quan sát xem nên đi bên cầu thang nào; nếu đi cùng với chủ nhà hoặc có người hướng dẫn đi cùng thì nên để cho chủ nhà hoặc người hướng dẫn lên trước (thông thường nhìn từ ngoài vào, cầu thang phía bên tay trái sẽ dành cho đàn ông và khách, cầu thang bên tay phải dành cho phụ nữ). 

Khi đã vào trong nhà dân nếu thấy trong nhà có hai bếp thì không nên đi thẳng một mạch từ đầu nhà vào bếp trong ngay. Khi ngồi cạnh bếp lửa không được dùng chân để đẩy củi, không đút ngược cây củi vào bếp khi có chủ nhà (ngược ở đây được hiểu là đút chiều ngọn của cây củi vào phía trước). Vì người đồng bào quan niệm cư xử như thế trong nhà sẽ có người bị đẻ ngược.

Cách cư xử và nói chuyện với người đồng bào khi đến nhà

Khi bạn ăn cơm cùng gia đình chủ nếu chủ nhà không mời thì không được ngồi ngang hàng với người già nhất trong mâm cơm. Cần nghe theo sự sắp đặt vị trí ngồi của chủ nhà; bạn là khách thì không được gắp đầu gà, chân gà, gan gà. 

Khi bạn thấy trong mâm có 2 ly rượu để giữa chủ nhà và khách hoặc giữa chủ nhà và người già nhất thì không được uống 2 ly rượu này ( người đồng bào cho rằng đây là 2 ly rượu dâng lên tổ tiên). Khi đã có người mời rượu, hoặc mời mọi người xung quanh mới uống, chứ không nên cầm ly uống ngay. 

Đặc biệt để tỏ lòng thành với khách những người bản trong mâm rượu dùng rất nhiều “lý” để chúc rượu nhau. Trong những trường hợp ấy bạn không nên từ chối. Và tất nhiên bạn cần chủ động chúc rượu lại chủ nhà và những người trong mâm rượu. Cách nói chuyện với người dân đồng bào khi đi du lịch sẽ trở lên dễ dàng hơn khi mọi người đang vui vẻ.

Đặc biệt, khi mời rượu bạn không nên dùng từ “uống hết” mà chỉ nên dùng từ “uống cạn” (đồng bào quan niệm nếu dùng từ “uống hết” nghĩa là chủ và khách đã không còn tình cảm gì, không còn gì để uống). Để ý trong khi ăn uống không nên vừa ăn vừa nói quá to. Cách nói chuyện với người đồng bào khi đi du lịch thường dễ gần hơn vì người dân bản địa cũng thông cảm cho khách du lịch.

Điều đặc biệt, không được tranh cãi với người già, phụ nữ và trẻ em, không xoa đầu trẻ nhỏ. Cùng không nên biểu lộ tình cảm thái quá đối với phụ nữ đã có chồng, con gái đã có người yêu hoặc phụ nữ goá chồng. 

Cách nói chuyện với người đồng bào khi đu du lịch cần tránh dùng từ “kiêng”, từ đó có tính miệt thị dân tộc như là: không được gọi người đàn ông đã có tuổi là “bố bản”, dùng từ “xá” (có ý nói là rách rưới) chỉ dân tộc Khơ Mú, “Thổ mừ” ý chỉ xúc phạm dân tộc Thổ… không được nói những từ chung chung như là “ông Mông”, “ông Thái”, “ông Dao”…

Cách nói chuyện với người đồng bào khi đi du lịch cũng khá phức tạp. Nếu bạn muốn không có sự cố nào xảy ra khi nói chuyện với người đồng bào thì hãy tìm hiểu kỹ hơn về nghi lễ và cách xưng hô, gọi tên của mỗi vùng miền. Cách nói chuyện với người đồng bào khi đi du lịch đúng đắn sẽ giúp bạn hiểu thêm về bản sắc và ngôn ngữ giao tiếp giữa các vùng miền trở lên dễ dàng. 
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây